Mặc dù việc xác định ngôi chùa phật giáo nào là lớn nhất ở Đông Nam Á vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhưng Kek Lok Si thì hiển nhiên vẫn là ngôi chùa Phật giáo ấn tượng nhất Malaysia.
Ngôi chùa đầy màu sắc nổi bậc này nằm tĩnh lặng trên sườn đồi và có tầm nhìn tuyệt vời nhất Georgetown trên đảo Penang. Kek Lok Si đã giữ kỷ lục ở Malaysia cho ngôi chùa cao nhất, có những cột đá granite cao nhất và bức tượng Kuan Yin (Quan Âm) cao nhất.
Không chỉ là một trong những điểm đến tham quan hàng đầu Penang, chùa Kek Lok Si còn là một nơi thờ phượng quan trọng của cả Đạo giáo và phật tử Đại thừa. Ngôi chùa trở thành một địa điểm đầy ấn tượng trong dịp Tết Nguyên Đán khi hàng nghìn chiếc đèn lồng và nến được thắp lên khiến không khí trang nghiêm đến nỗi người viếng thăm phải tự giác thầm thì với nhau.
Điều đặc biệt nhất ở Kek Lok Si chính là sự tương phản thú vị với các địa điểm du lịch khác ở Penang.
“Tôi rất vui vì đã dành thời gian đến chùa Kek Lok Si vì nó thật sự là một địa điểm có khung cảnh khác biệt hoàn toàn”, blogger trang “Will Fly for Food”, JB Macatulad đã giải thích như vậy sau khi du lịch để tìm kiếm một “quầy hàng rong huyền thoại”, và đã đi đường vòng đến chính ngôi chùa. “Nó yên tĩnh và thời tiết rất nhẹ, một môi trường khá khác biệt với sự hối hả và nhộn nhịp của George Town.”
Lịch sử chùa Kek Lok Si
Thúc đẩy bởi sự cần thiết phải xây dựng một địa điểm thực hành Phật giáo ở Penang, vị sư trưởng của chùa thờ Kuan Yin Pitt Street đã đề xuất (và giúp gây quỹ) xây dựng Kek Lok Si.
Tảng đá đầu tiên xây Kek Lok Si được đặt xuống lần đầu vào năm 1893. Các ông trùm Hakka Trung Quốc hàng đầu ở Penang đã được kêu gọi để cung cấp hỗ trợ tài chính; Cheong Fatt Tze (nhà của ông vẫn còn ở George Town) là người đóng góp hào phóng nhất.
Ngôi chùa mở cửa vào năm 1905 đã được phù hộ bằng viên đá thiêng và 70.000 bản chép Kinh Phật Imperial Edition (Kinh Phật bản Hoàng gia) bởi Hoàng đế Manchu Guangxu, người đã qua đời ba năm sau đó.
Kek Lok Si không chỉ dừng lại ở việc xây dựng. Phần mang tính biểu tượng nhất của ngôi chùa là chùa 10.000 tượng Phật – chỉ được xây dựng vào năm 1930. Bức tượng Kuan Yin, Goddess of Mercy (Quan Âm) cao 100 feet, được bổ sung vào ngôi chùa vào năm 2002. Ngày nay, việc xây dựng xung quanh bức tượng vẫn được tiếp tục và được tài trợ bởi cộng đồng người Hoa ở Malaysia.
Tham quan chùa Kek Lok Si
Dù là bất kỳ ngày nào trong năm thì Kek Lok Si luôn nhộn nhịp các hoạt động với cấp số tăng lên theo số lượng các phòng thờ mới. Kek Lok Si không thực sự nổi tiếng với màu sắc bởi thiết kế màu nhẹ nhàng và chỉ hơi gợn sóng khi có ánh sáng.
Bản thân JB Macatulad cũng ấn tượng bởi “tất cả những bức tượng Phật màu hồng có hình chữ vạn trên ngực.” (Xin lưu ý rằng những biểu tượng này không phải biểu tượng chống Do Thái, chính Đức quốc xã đã lấy biểu tượng đó sau này.)
“Tôi thấy ngôi chùa nổi bật cả về những cái tốt và chưa tốt,” JR giải thích. “Không phải là thiếu tôn trọng vì tôi thấy có rất nhiều điểm nổi bật nhưng một số có vẻ lòe loẹt khoe khoan”.
Mặc dù Kek Lok Si là một địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng JB cũng lưu ý với du khách rằng đây cũng là một địa điểm thờ phượng quan trọng. “Khi tôi ở đó, hầu hết du khách là những người hành hương – và nơi đây không chỉ là một địa điểm trên chuyến tham quan của họ,” JB nhớ lại. “Rõ ràng là họ sẽ cầu nguyện trước tượng và cúng dường.”
Chùa 10.000 tượng Phật
Ngoài bức tượng bằng đồng của Kuan Yin, Kek Lok Si còn thu hút bởi chùa 10.000 tượng phật, và phần kiến trúc này được xây dựng theo lối hỗn hợp và bạn sẽ thấy ở phần còn lại của chùa.
Còn được gọi là Ban Po That, tên chính thức của chùa là “Chùa Rama VI” bởi vị vua Thái Lan này đã đặt viên đá xây dựng đầu tiên. Được lấy cảm hứng xây dựng từ kiến trúc Trung Quốc, tầng giữa là kiến trúc Thái Lan và phần chóp là kiến trúc Miến Điện, ngôi chùa tượng trưng cho sự pha trộn giữa đức tin Đại thừa và Phật giáo Theravada hiếm thấy trong các ngôi chùa ở Đông Nam Á.
Ở độ cao 291 feet, chùa đã trở thành một biểu tượng của Penang. Bên trong chùa vẫn còn sự bảo trợ của hoàng gia Thái Lan với một bức tượng Đức Phật do vua Bhumibol Adulyadej hiến tặng.
Thức ăn ngon quanh Kek Lok Si
Chính vì đặc điểm khu vực của mình nên Kek Lok Si không có nhiều lựa chọn ẩm thực như George Town. Tuy nhiên nếu muốn tìm thức ăn ngon thì phải hỏi các blogger thực phẩm chẳng hạn như JB Macatulad – người đã đến với mục đích ẩm thực trước khi tìm được ngôi chùa này.
“Chúng tôi có lẽ sẽ không thực hiện chuyến đi đến Kek Lok Si vì nó không phải vì Air Itam Assam Laksa và Sister Curry Mee,” JB tâm sự. “Ẩm thực là lý do chính để chúng tôi đi du lịch, vì vậy việc ghé thăm hai quầy hàng rong huyền thoại này là ý định của chúng tôi.”
Hai quầy hàng này không còn gì khác ngoài sự tuyệt vời.
"[Air Itam Assam Laksa] đã bán món Assam laksa của họ trong hơn 30 năm, trong khi hai chị em gái [quán Sister Curry Mee] đã bán cà ri mee của họ tại cùng một quầy hàng bên lề đường trong hơn 70 năm…và điều đó thật là ấn tượng.
Tết Nguyên đán ở Kek Lok Si
Tết Nguyên Đán ở Penang được tổ chức cực kỳ nhộn nhịp tại Kek Lok Si. Trong lễ kỷ niệm năm mới, toàn bộ khu chùa và xung quanh được thắp sáng với hàng ngàn chiếc đèn lồng, mỗi chiếc tượng trưng cho một khoản hiến tặng từ những người chúc tụng và tín đồ. Ngày nay những chiếc đèn lồng đã lên đến con số hàng chục ngàn.
Nếu bạn không thể đến đây vào Tết âm lịch thì hãy thử ghé thăm chùa vào lúc hoàng hôn để có những bức ảnh tuyệt vời.
Cách đến chùa Kek Lok Si
Kek Lok Si nằm cách Georgetown khoảng 40 phút. Bạn có thể đi xe buýt # 201, # 203, # 204 hoặc bất kỳ xe buýt nào có chữ Air Itam đi từ khu phức hợp mua sắm Komtar ở Georgetown.
Khi bạn xuống tại làng Air Itam, hãy hỏi đường đến Kek Lok Si, hoặc băng qua chợ về phía ngôi chùa rất dễ thấy nằm trên sườn đồi.
Nhiều du khách lựa chọn ghé thăm Snake Temple (chùa Rắn) - hoặc thậm chí đi bộ hai giờ đến Balik Pulau - khi đến thăm Kek Lok Si.
Vào cửa Kek Lok Si miễn phí, nhưng bạn cần trả một khoản phí nhỏ để vào chùa 10.000 tượng Phật. Thang treo đến bức tượng Kuan Yin cũng tính phí.