Dù có hợp pháp hay không thì việc mua các thiết kế túi xách, giày dép và quần áo fake là một điểm thú vị của Hồng Kông. Những nơi như chợ Mongkok Ladies Market và Temple Street nổi tiếng với những người bán hàng rong chào hàng fake từ Trung Quốc. Dưới đây là tất cả mọi thứ bạn cần biết về mua sắm hàng fake tại Hồng Kông.

Những điều cần biết về hàng fake

Còn được gọi là hàng sao (sao chép, copy), hàng fake về cơ bản là bắt chước các mặt hàng thiết kế có giá cao được bán với giá rẻ. Túi xách, giày, quần áo và đồng hồ hiệu, iPhone, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác là các loại phổ biến. Thường chúng sẽ được dán nhãn với tên thương hiệu viết khác đi như “Praada” hoặc “Luis Vutton”, trong khi hàng fake can đảm thật sự dán nhãn tên đúng. Chúng giống hàng thật đến mức nào? Điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Một số giống đến nỗi có thể đánh lừa Paris Hilton, nhưng cũng có nhiều món trong như được làm bởi trẻ mẫu giáo.

Chất lượng hàng thấp mặc dù vẫn đang được cải tiến. Dạo một vài giờ ở Thâm Quyến sẽ thấy hầu hết được làm từ các vật liệu rẻ nhất có sẵn. Thường thì các túi xách sẽ không thể giữ nổi đồ của bạn mà không làm rách các mũi khâu và đồng hồ có thể sẽ ngừng chạy chỉ một giờ sau khi bạn mua chúng. Ngày nay chất lượng hàng đã được cải thiện và bạn có thể dùng được lâu hơn. Và tất nhiên là nếu chúng có là đồ dỏm thì bạn cũng không được quyền trả lại.

Nơi mua hàng fake

Rõ ràng là không có cửa hàng chính thống nào ở Hồng Kông bán hàng fake - ít nhất là không vào ban ngày. Thay vào đó hầu hết doanh số bán hàng đều từ các sạp hàng tạm được bài ra chỉ trong vài phút. Bạn sẽ dễ dàng tìm hàng fake quanh khu vực chợ như Ladies Market ở Mongkok hoặc Temple Street Market, với các dòng hàng đồng hồ/túi xách/giày đổi mới liên tục.

Bạn có thể được dẫn vào phòng riêng cách xa đường phố để xem catalog - vâng, ngay cả những người buôn lậu ở Hồng Kông cũng có catalog. Đối với đồ điện tử thì khu mua sắm Golden Arcade tốt nhất mặc dù các cuộc tấn công của cảnh sát đã làm cho hàng fake khó tìm hơn nhiều so với trước đây.

Tính hợp pháp của việc mua hàng fake

Mặc dù cảnh sát chỉ thực hiện những cuộc truy quét định kỳ. Lý do khiến rất nhiều người tiếp tục mua hàng fake ở Hồng Kông vì khả năng bị bắt rất hiếm và các hình phạt thì nhẹ. Nếu bạn bị cảnh sát bắt trên đường hoặc tại cửa hải quan, bạn có thể bị tịch thu sản phẩm và bị phạt nhẹ. Tất nhiên giả sử là bạn mua chỉ một hai món cho mục đích cá nhân chứ không phải là một chiếc vali nhét đầy túi xách giả. Hình phạt cho xuất khẩu hàng lậu quy mô lớn rất nặng.

Một số quốc gia cũng phạt tiền với du khách nhập cảnh có hàng fake, vì vậy bạn có thể phải đối mặt với hình phạt trên đường trở về nhà.

Cần biết rằng nhiều sản phẩm được sản xuất bởi xã hội đen Hội Tam Hoàng nên việc mua các mặt hàng đồng nghĩa với ủng hộ các tổ chức tội phạm. Người đàn ông bán hàng trên đường phố cho bạn sẽ không phải là một thành viên Hội Tam Hoàng nhưng anh ta có lẽ sẽ biết một vài người trong đường dây.