Thành phố nổi tiếng nhất Đông Nam Á này có phải là 1 phần của Trung Quốc?

Hồng Kông có thuộc Trung Quốc? 1
Hong Kong có thuộc Trung Quốc? @ Shutterstock

Mặc dù là thành phố thu hút khách du lịch nhất trên thế giới, câu hỏi được hỏi nhiều nhất trên Google là Hồng Kông thật sự thuộc nước nào, có phải là của Trung Quốc hay không? Thật ngạc nhiên vì câu trả lời không đơn giản như bạn tưởng tượng. Hồng Kông có hệ thống tiền tệ, hộ chiếu, các kênh nhập cư và hệ thống pháp lý riêng, không phải là một phần của Trung Quốc. Nhưng với lá cờ Trung Quốc tung bay từ các tòa nhà chính phủ và quyền bổ nhiệm Thị trưởng từ Bắc Kinh thì nơi đây cũng không hoàn toàn độc lập.

Chính thức thì Hồng Kông là 1 phần của Trung Quốc. Tuy nhiên Hồng Kông có hệ thống đo lường riêng. Mặc dù phần lớn người Hồng Kông tự coi mình là người Trung Quốc nhưng họ không coi đất nước là một phần của Trung Quốc. Họ thậm chí còn có đội Olympic, quốc ca và cờ riêng.

Hồng Kông chưa bao giờ là một quốc gia độc lập. Trước năm 1997 và sự kiện bàn giao Hồng Kông thì Hồng Kông là thuộc địa của Vương quốc Anh. Hồng Kông được cai trị bởi một thống đốc được bổ nhiệm bởi quốc hội ở Luân Đôn và chịu trách nhiệm với Nữ hoàng. Về nhiều khía cạnh, đó là một chế độ cai trị ôn hoà.

Sau khi bàn giao, thuộc địa Hồng Kông đã trở thành Đặc khu hành chính Hồng Kông (SAR) và cho các mục đích chính thức khác là một phần của Trung Quốc. Nhưng về cơ bản Hồng Kông được phép hoạt động như một quốc gia độc lập. Dưới đây chỉ là một số dẫn chứng Hồng Kông có vai trò như một quốc gia độc lập.

Hồng Kông là quốc gia riêng

Hồng Kông có thuộc Trung Quốc? 2
Hong Kong sử dụng hệ thống tiền tệ riêng @ Shutterstock

Hong Kong’s Basic Law, theo thỏa thuận giữa Trung Quốc và Anh, quy định Hồng Kông sẽ giữ lại hệ thống tiền riêng (đồng đô la Hồng Kông), hệ thống pháp luật và hệ thống nghị viện trong 50 năm.

Hồng Kông thực hiện một hình thức tự quản hạn chế. Quốc hội được bầu một phần bởi bỏ phiếu chung và một phần bởi các cuộc họp kín của Bắc Kinh đề cử các ứng cử viên nổi bật từ các cơ quan chính sách và kinh doanh. Chief Excutive (Trưởng Đặc khu) được chỉ định bởi Bắc Kinh. Các cuộc biểu tình tại Hồng Kông đã được tổ chức trong nỗ lực buộc Bắc Kinh cho phép thành phố có quyền biểu quyết dân chủ hơn. Sự bế tắc này đã tạo ra một số căng thẳng giữa Hồng Kông và Bắc Kinh.

Tương tự, hệ thống pháp luật của Hồng Kông hoàn toàn khác với Bắc Kinh. Nó vẫn dựa trên luật chung của Anh và được coi là tự do và bình đẳng. Chính quyền Trung Quốc không có quyền bắt người ở Hồng Kông. Giống như các quốc gia khác, họ phải nộp đơn xin lệnh bắt giữ quốc tế.

Nhập cư và kiểm soát hộ chiếu cũng tách biệt với Trung Quốc. Du khách đến Hồng Kông được miễn thị thực sẽ phải xin visa riêng để đến Trung Quốc. Có một biên giới quốc tế đầy đủ giữa Hồng Kông và Trung Quốc. Công dân Trung Quốc cũng cần giấy phép để đến Hồng Kông. Người Hồng Kông có hộ chiếu riêng là hộ chiếu HKSAR.

Việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa giữa Hồng Kông và Trung Quốc cũng bị hạn chế mặc dù các quy tắc và quy định đã được nới lỏng. Đầu tư giữa hai nước hiện nay tương đối tự do.

Đơn vị tiền tệ hợp pháp duy nhất ở Hồng Kông là đồng đô la Hồng Kông, được định giá bằng đô la Mỹ. Nhân dân tệ Trung Quốc là đồng tiền chính thức của Trung Quốc. Ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông là tiếng Quảng Đông và tiếng Anh, không phải tiếng Phổ thông Trung Quốc. Mặc dù việc sử dụng tiếng Phổ thông ngày càng tăng nhưng phần lớn người Hồng Kông không nói được ngôn ngữ này.

Về văn hóa, Hồng Kông cũng khá khác biệt so với Trung Quốc. Hai đất nước tuy chia sẻ một mối quan hệ văn hóa rất bền chặt nhưng 50 năm cai trị cộng sản ở đại lục và ảnh hưởng của Anh và quốc tế ở Hồng Kông đã khiến nó trở nên khác biệt. Các lễ hội, nghi lễ Phật giáo và các nhóm võ thuật từ lâu bị Mao Trạch Đông ngăn cấm tại Hồng Kông.