Nếu bạn đi du lịch đến Nhật Bản từ nước ngoài (và đặc biệt là Hoa Kỳ), bạn có thể sẽ đến Narita International Airport (sân bay quốc tế Narita), nằm ở tỉnh Chiba thuộc vùng Kanto của đảo Honshu. Narita Airport nằm cách ga Shinjuku của Tokyo khoảng 90 phút tàu cao tốc. Tên gọi chính thức của nó - Narita International Airport dường như là đáng ngờ nhất.
Cho dù có nằm gần Tokyo hay không thì Narita Airport vẫn là cửa ngõ quốc tế quan trọng nhất của Nhật Bản. Tuy nhiên một sự chào đón khiến hành khách bối rối là dòng chữ “Down with Narita Airpot” (Phản đối sân bay Narita) được viết đậm và to bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh.
Trận chiến để xây sân bay Narita
Bạn sẽ thấy hơi lạ khi hạ cánh xuống các cổng ga sân bay (đặc biệt là Nhà ga số 2) vì chúng không có vẻ hiện đại lắm. Nếu tìm hiểu lịch sử của Narita Airport thì bạn sẽ nhận ra đây không phải là một phần cơ sở hạ tầng dân sự bình thường.
Như hầu hết các chính phủ khác, Nhật Bản đã di dời người dân ở khu vực này để quy hoạch sân bay vào những năm 60 của thế kỷ XX. Mặc dù có nhiều sự chống đối nhưng cuối cùng sân bay vẫn được xây dựng và người dân cũng nhận được đền bù.
Sân bay Narita vẫn chưa hoàn thành
Hầu hết các khẩu hiệu “Down With Narita Airpot” mà bạn thấy không nằm trong sân bay. Nó nằm trên các tường rào của phần đất vẫn đang thuộc sở hữu khác. Đó là một trong những phần đất quy hoạch của sân bay, bao gồm đền Shinto, 2 hộ dân, nhiều khu đất trồng trọt và một nhà máy cây nông nghiệp. Chính những cơ sở này đã ngăn cản việc hoàn thành sân bay.
Sân bay Narita ban đầu được lên kế hoạch có hai đường băng dài 4 km trong tổng số 5 đường băng khi mở cửa vào năm 1978 (bạn sẽ để ý thấy ngày mở cửa đã trễ 7 năm so với kế hoạch). Nhưng mãi đến năm 2002 thì đường băng vẫn chưa thể sử dụng và lúc đó vẫn chỉ mới xây được nửa chiều dài dự kiến.
Ảnh hưởng của tranh chấp đất ở Narita
Nếu bạn biết về các sân bay hiện đại của Nhật Bản, bạn sẽ nhận ra rằng tất cả những sân bay lớn như Osaka Kansai và Nagoya Centrair đều được xây dựng trên những đảo nhân tạo. Điều này không chỉ đơn giản vì Nhật Bản mạnh về kỹ thuật mà còn bởi họ đã rút kinh nghiệm từ việc cố ý xây dựng Narita Airport trên đất liền.
Thật không may là sân bay Narita vẫn đang trong tình trạng chưa và rất ít có hi vọng hoàn thành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh chính của Narita, Haneda Airpot (sân bay Haneda) của Tokyo nằm gần thành phố hơn, và gần đây đã mở cửa trở lại với các chuyến bay quốc tế sau nhiều thập kỷ. Điều này thật mỉa mai vì vốn dĩ Narita Airpot được xây dựng nhằm mục đích chuyển Haneda Airpot sang sân bay nội địa.
Thường thì nhiều hãng sẽ chọn Haneda Airpot nếu có chỗ. Điều này càng làm tăng nguy cơ Narita Airpot không thể cạnh tranh dài hạn, vừa bởi vì nó ở xa Tokyo hơn vừa bởi có cơ sở vật chất xuống cấp. Có thể những người ký giấy “Down With Narita Airpot” sẽ sớm đạt được mong ước.