Lễ hội ném đậu Nhật Bản Setsubun được tổ chức vào đầu mùa xuân, thường là ngày 3 tháng 2 trong Lễ hội Mùa xuân Haru Matsuri.

Giống với Tết âm lịch được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới, Setsubun được xem như đêm giao thừa. Đây là thời gian mọi người gột sạch các linh hồn tà ác sẽ mang bệnh tật và ngăn chặn may mắn trong năm tới. Và ma quỷ thì sợ nhất cái gì?

Đáp án chắc chắn là đậu rồi.

Nhưng không phải loại đậu nào cũng dùng được. Đậu nành rang, được gọi là fuku mane (đậu phúc) được ném ra ngoài cửa hoặc có khi ném vào một thành viên trong gia đình đeo mặt nạ quỷ.

Lễ hội Setsubun rất vui và nhộn nhịp ở nhiều thành phố. Đám đông chen lấn để giành đậu (ăn đậu được xem là may mắn) và các giải thưởng được ném từ các sân khấu công cộng - thường là người nổi tiếng tổ chức cùng với đó là các sự kiện được truyền hình, tài trợ được quảng bá rất nhiều.

Cũng như nhiều ngày lễ khác, nghi thức ném đậu từng chỉ được thực hiện ở nhà giờ đây trở nên thương mại hóa. Các cửa hàng bán mặt nạ và đậu nành đóng gói đầy màu sắc nhộn nhịp trong suốt mùa lễ.

Setsubun có phải là ngày nghỉ lễ không?

Setsubun – Lễ Hội Ném Đậu Ở Nhật Bản 1
Lễ hội ném đậu ở Nhật Bản

Mặc dù lễ hội ném đậu của Nhật Bản được tổ chức dưới nhiều biến thể trong cả nước nhưng nó không được công nhận là ngày lễ chính thức.

Cùng với Golden Week (Tuần lễ vàng) và Emperor’s Birthday (Sinh nhật Thiên Hoàng), Setsubun được coi là một lễ hội quan trọng ở Nhật Bản. Nhiều người tụ họp tại các đền thờ Phật giáo và đền thờ Thần đạo để nhặt và ném đậu nành rang. Họ cũng ghé thăm các đền thờ để cầu nguyện cho sức khỏe và may mắn sau khi ném đậu ở nhà.

Kỷ niệm Setsubun tại nhà

Setsubun – Lễ Hội Ném Đậu Ở Nhật Bản 2
Lễ hội ném đậu ở Nhật Bản

Setsubun được tổ chức cộng đồng nhưng các gia đình vẫn có thể thực hiện truyền thống mame maki (ném đậu) riêng ở nhà.

Nếu bất kỳ thành viên nam nào trong gia đình có con giáp tuổi trùng với năm mới, họ sẽ đóng vai con quỷ muốn vào nhà và gây rối. Nếu năm mới không trùng con giáp của ai thì vai trò này mặc định là của người đàn ông lớn tuổi trong nhà.

Người được chọn sẽ mang mặc nạ quỷ và cố trèo vào nhà. Sau đó mọi người trong nhà sẽ ném đậu vào “con quỷ” và hét “Ma quỷ đi ra may mắn đi vào” thật nghiêm túc. Và nếu trong gia đình có trẻ con thì chắc bọn trẻ sẽ cười khúc khích.

Sau khi “con quỷ” bị đuổi ra ngoài, người ta đóng cửa lại thật mạnh để đuổi ma quỷ khỏi nhà và giữ may mắn bên trong. Sau khi nghi thức kết thúc thì trẻ em có thể lấy mặt nạ vui chơi.

Một số gia đình chọn đi đến các đền thờ địa phương tham gia Setsubun trong một không gian tự nhiên ít bị thương mại hơn. Nếu bạn đi du lịch ngày Setsubun mà không có cơ hội đến thăm một gia đình nào đó thì hãy đến một ngôi đền lân cận để tận hưởng một phiên bản yên tĩnh hơn của Setsubun. Và như thường lệ hãy vui chơi nhưng đừng cản trở những người hành hương vì họ đến đây không chỉ để chụp ảnh như bạn.

Ném đậu ở nơi công cộng

Setsubun – Lễ Hội Ném Đậu Ở Nhật Bản 3
Lễ hội ném đậu ở Nhật Bản

Các nghi thức ném đậu công cộng được gọi là mame maki được thực hiện trong ngày Setsubun với tiếng la hét “oni wa soto!” (ma quỷ đi ra!) và “fuku wa uchi!” (hạnh phúc đi vào).

Setsubun hiện đại đã phát triển thành các sự kiện được tài trợ, truyền hình với sự xuất hiện của các đô vật sumo và những người nổi tiếng. Kẹo, phong bì tiền, và những món quà nhỏ cũng được ném xuống để lôi kéo đám đông tranh giành nhau.

Ăn Đậu Setsubun

Có khi người ta cũng ném đậu phộng, nhưng truyền thống thì phải sử dụng fuku mame (đậu nành rang). Cũng là một phần trong nghi thức, mỗi năm mọi người sẽ ăn một hạt đậu. Ở nhiều khu vực thì người ta ăn thêm một hạt đậu nữa tượng trưng cho sức khỏe trong năm mới.

Thực tế việc ăn đậu nành đầu tiên bắt đầu ở khu vực Kansai hoặc Kinki ở miền Nam -trung tâm Nhật Bản, tuy nhiên sau này nó được lan truyền khắp cả nước bởi các cửa hàng bán đậu nành.

Các truyền thống Setsubun khác

Setsubun đã từng được coi là giao thừa ở Nhật Bản, ăn mừng ngày Setsubun ở Nhật Bản đã có từ những năm 1300. Setsubun lan truyền đến Nhật Bản như là tsuina của Trung Quốc trong thế kỷ thứ 8.

Mặc dù không phổ biến như ném đậu nhưng một số gia đình vẫn mang theo truyền thống yaikagashi là treo đầu cá và lá cây nhựa ruồi trước cửa để đuổi những linh hồn xấu không vào cửa.

Cuộn sushi Eho-maki được ăn trong ngày Setsubun để mang lại may mắn. Nhưng thay vì cắt thành miếng sushi nhỏ như bình thường thì chúng được để nguyên và ăn theo cuộn. Cắt sushi trong dịp Tết được coi là không may mắn.

Sake gừng nóng được uống để làm ấm cơ thể và tốt cho sức khỏe. Một truyền thống cũ nghiêm ngặt hơn là các thành viên sẽ ngồi im lặng quay mặt về hướng may mắn được xác định theo con giáp trong năm.

Các truyền thống Setsubun cổ hơn bao gồm nhịn ăn, thực hiện nghi thức tôn giáo thêm tại đền thờ, và thậm chí còn mang theo những dụng cụ ra ngoài để ngăn chặn những linh hồn xấu đuổi theo. Geisha vẫn tham gia vào truyền thống này bằng cách cải trang hoặc mặc quần áo như những người đàn ông khi có khách hàng trong ngày Setsubun.