Lễ hội ở Singapore là một sự phản ánh đúng sự đa dạng đáng kinh ngạc của thành phố nhỏ bé này. Đất nước Singapore có nhiều dân tộc, văn hóa và nguồn gốc tôn giáo khác nhau, và các lễ hội trên đảo là dành cho tất cả mọi người. Cộng đồng rộng lớn người Trung Quốc chào mừng năm mới của họ vào tháng Hai, ngày Vesak (Lễ Phật Đản) vào tháng Năm là một lễ hội sôi động và đầy màu sắc dành cho Phật tử Singapore, và Deepavali vào tháng Mười là ngày quan trọng nhất trong năm của người Hindu. Cùng với các lễ hội mang tính truyền thống hơn, Singapore cũng tự hào có một loạt các sự kiện đương đại, mang tính gắn kết toàn dân tộc, bao gồm lễ hội ẩm thực, Ngày Quốc khánh (ngày 9 tháng 8), các cuộc chạy đua ma-ra-tông và Giải đua F1, biến trung tâm thành phố thành một đường đua trong ba ngày vào tháng Chín. Để có thể khám phá các lễ hội thú vị nhất ở Singapore, dưới đây là tất cả sự kiện được sắp xếp theo thứ tự thời gian trong năm.

THÁNG GIÊNG

Lễ hội hành xác Thaipusam

Lễ hội hành xác Thaipusam
Lễ hội hành xác Thaipusam ở Singapore. Ảnh: Shutterstock

Bạn phải tận mắt chứng kiến Lễ hội Hindu nổi tiếng này mới có thể tin được những gì đang xảy ra. Đó là một cử chỉ của sự sám hối và tìm kiếm sự tha thứ từ các vị thần, những tín đồ Hindu giáo nam thực hiện chuyến đi ba cây số từ Đền Sri Srinivasa Perumal đến Đền Sri Thandayuthapani, với những kavadi khổng lồ (kavadi là khung gỗ hoặc khung vót nhọn được trang trí bằng hoa và lông công được đặt thăng bằng trên vai), hoặc các đền thờ di động. Các kavadi được đâm xuyên qua cơ thể của người sùng đạo bởi gai và xiên; nó thường được vác trên cơ thể, và đôi khi bị kéo lê bởi người sùng đạo như một chiếc xe ngựa. Những hỗ trợ viên cho người vác kavadi tụ tập quanh anh ta, tụng kinh cầu nguyện, vỗ tay và hét lên sự khích lệ của họ trên đường đi. Buổi lễ hấp dẫn này kéo dài cả ngày, và những người hiếu kỳ rất được chào đón ở đây.

THÁNG HAI

Sông Hồng Bảo

Lễ hội ở Sông Hồng Bảo
Thần tài đang đi ban phước cho những người đến du hội. Ảnh: Shutterstock

Lễ hội sông Hồng Bảo là một hội chợ thường niên diễn ra tại khu vực bờ sông thoáng mát gần khu Marina Promenade. Hội chợ thường được tổ chức dựa theo chủ đề con giáp cho năm tới của người Trung Quốc . Được mong chờ là những chiếc phao khổng lồ tượng trưng 12 con giáp của người Trung Quốc, cũng như những bức tượng khổng lồ của vị Thần Tài và thần Trí Tuệ, những ngôi đền và cây cầu đầy màu sắc, những cây "hoa anh đào" ở khắp mọi nơi. Nổi bật nhất là các quầy hàng về nghệ thuật và hàng thủ công,viết thư pháp và có cả xem bói chỉ tay, từ Đài Loan và lẫn Trung Quốc. Các buổi biểu diễn văn hóa sẽ được tổ chức hàng đêm.

Tết nguyên đán

Tết Nguyên Đán ở Singapore
Tết Nguyên Đán được tổ chức ở sông Hồng Bảo. Ảnh: Shutterstock

Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là lễ hội âm lịch quan trọng nhất của người Trung Quốc. Còn được gọi là Tết Nguyên Đán, lễ hội này kéo dài trong khoảng 15 ngày và thường rơi vào tháng Một và tháng Hai. Toàn bộ hòn đảo dường như dừng lại để ăn mừng khoảng thời gian đặc biệt này, nhưng còn những sự kiện sống động nhất, tất nhiên, là ... Xem thêm...

Lễ hội Diễu hành Chingay

Lễ hội diễu hành Chingay ở Singapore
Lễ hội diễu hành Chingay ở Singapore. Ảnh: Shutterstock

Lễ hội Diễu hành Chingay là cuộc diễu hành lớn nhất tại Singapore. Được tái hiện lại như một đám rước để đánh dấu các lễ hội năm mới của người Trung Quốc, cuộc diễu hành đã phát triển thành một sự kiện quốc tế, gồm tất cả các tiết mục từ diễn viên nhào lộn người Đài Loan đến các vũ công salsa.
Bầu không khí mang đậm tính chất lễ hội, như một đoàn diễu hành gồm các vũ công, chuyên viên thể dục, nữ hoàng sắc đẹp và trẻ em từ Tòa thị chính đến thành phố Suntec. Bạn có thể bắt gặp họ tại bất kỳ điểm nào trên đường đi, mặc dù có những điểm được chỉ định sẵn nơi các vũ công và diễn viên nhào lộn sẽ dừng lại để trình diễn các tiết mục của họ. Thưởng thức các màn trình diễn truyền thống của người Trung Quốc, chẳng hạn như múa sư tử, cùng với các chương trình văn hóa từ các nước phương xa như Đan Mạch và Papua New Guinea.

THÁNG BA

Quing Ming Festival (Tiết Thanh Minh)

Các bia mộ sẽ được sơn phết lại vào Tiết Thanh Minh. Ảnh:
Các bia mộ sẽ được sơn phết lại vào Tiết Thanh Minh. Ảnh: Johannes Eisele/AFP

Trong suốt lễ hội Thanh Minh, đền thờ luôn đông đúc với các tín đồ tôn giáo Trung Quốc, những người đổ xô đến đó vào lúc bình minh. Trong ngày, các gia đình cố gắng chen chúc giữa làn khói dày của hàng trăm cây nhang đang bốc khói nghi ngút ; bàn tay thì cầm đầy các bánh ngọt và tất cả các loại thực phẩm và hương thắp cho tổ tiên của họ. Đối với một số người, lễ Thanh Minh là một chuyến đi đến nghĩa trang, nơi các thành viên trong gia đình dọn dẹp sạch sẽ các nấm mộ tổ tiên của họ và cầu nguyện tưởng nhớ cho những người đã khuất. Vị trí tốt nhất để quan sát các nghi lễ là Đền Kong Meng San Phor Kark See tại đường Sin Ming.

THÁNG TƯ

Thứ sáu Tuần Thánh

Thứ sáu tuần thánh Singapore
Người dân tham gia thứ sáu Tuần Thánh

Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày tôn giáo quan trọng đối với nhiều Kitô hữu và để tưởng niệm Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh. Trong các nhà thờ trên khắp Singapore, nhiều lễ nguyện đặc biệt được tổ chức. Tại Nhà thờ Công giáo Thánh Joseph trên đường Victoria, các tính đồ Công giáo cầm chặt nến trắng trên tay trong một đám diễu hành mang tượng của Chúa Kitô bị đóng đinh.

THÁNG NĂM

Vesak Day (Ngày lễ Phật Đản)

Lễ Phật Đản ở Singapore
Người dân đến chiêm bái vào ngày lễ Phật Đản.

Ngày lễ Phật đản đối với Phật tử trên khắp thế giới đánh dấu ngày sinh nhật của Đức Phật Gautama. Ở Singapore, nhiều tín đồ Phật giáo đến thăm viếng các ngôi chùa khác nhau rải rác trên khắp hòn đảo này trong một ngày để cúng bái và cầu nguyện.

Các sư thầy trong những chiếc áo cà sa sẽ tụng kinh và rắc nước thánh vào các tín đồ Phật giáo, và đối với nhiều Phật tử, đây là thời gian để tái dâng bản thân mình cho những giáo lý cốt lõi của Đức Phật Gautama – sự tự tiết chế và sự giải thoát khỏi ham muốn trần tục. Trong nhiều ngôi chùa, các sư thầy sẽ phóng sinh một đàn chim bồ câu từ một cái lồng, tượng trưng cho sự tự do của loài người khỏi sự liên kết trần tục.

THÁNG SÁU

Tết Đoan Ngọ

Bánh tro trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Singapore
Bánh tro trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Singapore. Ảnh: Shutterstock

Ngày thứ năm của tháng thứ năm âm lịch không chỉ là một ngày để thưởng thức bánh tro bọc trong lá hay để xem các cuộc đua thuyền rồng. Truyền thuyết kể rằng vào ngày này, Khuất Nguyên, một người yêu nước Trung Quốc thời cổ đại, đã gieo thân mình vào sông Lịch La để phản đối tham nhũng và sự bất công. Câu chuyện kể rằng khi các ngư dân sau khi nghe tin Khuất Nguyên tự tử, họ ngay lập tức lên tàu, thuyền để tìm kiếm anh ấy. Từ đó, đã bắt đầu có các cuộc đua thuyền rồng truyền thống. Ngăn chặn cơ thể của anh bị đàn cá nuốt chửng một cách tuyệt vọng, ngư dân cũng ném gạo xuống sông - do đó truyền thống ăn bánh tro thú vị này được khởi nguồn.

THÁNG BẢY

Singapore Triathlon (Cuôc thi ba môn phối hợp ở Singapore)

Cuộc thi ba môn phối hợp ở SingaporeCuôc thi ba môn phối hợp ở Singapore là một sự kiện thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Triathlon của Singapore (TAS). Cuộc thi đấu ba môn phối hợp sẽ yêu cầu vận động viên bơi 1,5km trên biển, chu trình 40km và chạy bền 10km. Ngoài ra, còn có khác nhau về khoảng cách cho nhiều hạng đua (Sinh viên, doanh nghiệp, ba môn phối hợp nhỏ) Sự kiện này là một phần của Asia-Cup Series, nơi các vận động viên ưu tú có thể dành điểm để xếp hạng giữa các vận động viên ba môn phối hợp ở khắp châu Á.

THÁNG TÁM

Tháng Ma đói (hay còn gọi là Tháng Cô hồn)

Tháng cô hồn ở Singapore

Đối với người Trung Quốc, tháng Cô hồn - thường rơi vào tháng Tám - là thời điểm xui xẻo nhất trong năm. Đạo giáo tin rằng các cửa Địa ngục được mở ra vào lúc này, và các linh hồn của người đã khuất đi lang thang tự do về trái đất.

Trẻ em không được phép ở ngoài chơi vào ban đêm và cũng được coi là không may khi mua một món đồ hoặc ký kết thỏa thuận kinh doanh, và một số chuyên gia thị trường đã quan sát thấy rằng ngay cả thị trường chứng khoán cũng yên tĩnh hơn trong tháng Cô hồn này. Những bóng ma rất "đói" sau thời gian chịu khổ trong địa ngục.

Bên cạnh việc thắp nhang và các cây nến khổng lồ, các tín đồ Đạo giáo cúng bánh ngọt, trái cây và đôi khi là cả một bữa tiệc để xoa dịu những linh hồn. Tiền giấy - và đôi khi ngay cả những chiếc xe giấy giả, nhà cửa và điện thoại di động – được đốt đi với hy vọng các linh hồn có thể sở hữu những của cải như vậy ở kiếp sau. Các chương trình đường phố cũng được tổ chức để xoa dịu những linh hồn đói khát.

Đây cũng là một thời điểm nhạy cảm khi không khí nặng nề với những truyền thống và dị đoan, và rất đáng đồng tiền bát gạo cho một chuyến viếng thăm Khu Phố Tàu.

THÁNG CHÍN

Hari Raya Haji - Ngày lễ cúng thần

Các tín đồ đang cầu Nguyện tại đường Woodlands Street 13. Ảnh: Seah Kwang Peng
Các tín đồ đang cầu Nguyện tại đường Woodlands Street 13. Ảnh: Seah Kwang Peng

Người Hồi giáo tổ chức ăn mừng ngày lễ Hari Raya Haji để đánh dấu cuộc hành hương của những tín đồ đến thánh địa Mecca. Lễ hội tôn giáo này được tổ chức gồm sự hiến tế động vật vào lúc bình minh và gồm những người cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo.

Các gia đình Hồi giáo đến thăm nhà của họ hàng, và những người đã hoàn thành chuyến hành hương quan trọng là trung điểm của nhiều sự chú ý.

Tết Trung Thu

Tết Trung Thu ở SingaporeCó nhiều truyền thuyết lãng mạn xoanh quanh lễ hội này. Một câu chuyện kể về cách mà người Trung Quốc đã thành công trong việc lật đổ triều đại Nguyên qua một loạt các mật thư được giấu trong chiếc bánh tròn, ngọt được làm từ bột mì, dầu và hạt sen – được gọi là bánh trung thu. Một truyền thuyết khác kể rằng mặt trăng đã trở thành nơi trú ngụ cuối cùng của Chị Hằng và con thỏ cưng của cô - và vào một đêm trời trong, người ta có thể nhìn thấy họ!

Ngày nay, những truyền thuyết này vẫn còn tồn tại trong việc thưởng thức bánh trung thu - chúng có nhiều loại nhân khác nhau, có cả "kem mocha" - và ánh sáng của những chiếc đèn lồng. Vào đêm lễ hội, trẻ em thắp sáng những chiếc đèn lồng có màu sắc rực rỡ trong hình dạng của cá, sóc hoặc bướm (ngày càng có nhiều người thích Hello Kitty) và nhiều khu vực ở vùng ngoại ô trở thành một nơi chốn thần tiên thường lệ của ánh sáng.
Trên các đường phố của khu phố Tàu, các quầy hàng bày bán bánh trung thu và các món ăn nhẹ khác và có các sự kiện khác như các cuộc thi bonsai và các cuộc biểu diễn pha trà. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để đi dạo buổi tối trong Vườn Trung Hoa ở Jurong - hàng trăm chiếc đèn lồng tô điểm cho công viên, tạo nên một cảnh tượng đẹp choáng ngợp.

Singapore Grand Prix

Đua xe F1 ở Singapore
Đua xe F1 ở Singapore. Ảnh: Shutterstock

Singapore Grand Prix là cuộc thi đua xe F1 độc nhất được tổ chức vào ban đêm, biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục âm nhạc hàng đầu để tăng thêm tính hấp dẫn trên đường đua. Grand Prix Singapore năm nay được tổ chức lớn hơn và hoành tráng hơn so với năm ngoái, với những tên tuổi quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực đua xe thể thao và âm nhạc được biểu diễn để làm rung chuyển Đường đua Marina Bay Street. Để tìm hiểu hết, xem thêm...

THÁNG MƯỜI

Nine Emperor Gods Festival (Lễ hội Cửu Thần)

Lễ hội cửu thần ở SingaporeLễ hội này diễn ra tại Trung Quốc kéo dài đến chín ngày. Theo lịch âm, nó thường được tổ chức trong khoảng tháng Chín và /hoặc tháng Mười. Làm sống dậy trung tâm quanh Đền Cửu thần ở đường Upper Serangoon (gần Little India!). Bạn sẽ tìm thấy ngôi đền nằm gần đường Yio Chu Kang.

Đây là một lễ kỷ niệm rất náo nhiệt, khi các tín đồ Trung Quốc chào đón sự viếng thăm của Cửu Thần, những người mang lại may mắn, tuổi thọ và sức khỏe theo nhịp âm thanh của trống và chũm chọe (chũm chọe là một nhạc cụ bộ gõ, gồm 2 tấm hợp kim mỏng, hình tròn). Các sư thầy vẽ tấm bùa bảo vệ bằng máu của họ, và cao trào là một cuộc diễu hành của chín vị thần, mỗi người đều mang theo một chiếc ghế sedan lớn và cầu kỳ.

Lễ hội Navratri

Lễ hội Navratri ở Singapore
Ảnh: PlanetBell

Lễ hội này của người Hindu kéo dài suốt tháng Mười, mặc dù chỉ có chín đêm được đặc biệt chọn ra để ăn mừng. Navarathiri có nghĩa là "chín ngọn đèn" trong tiếng Ta-min, và lễ hội này dành riêng cho các nữ thần Hindu Dhurga, Lakshmi và Saraswathi. Sự kiện này được tổ chức tại các ngôi đền khác nhau của Ấn Độ trên khắp Singapore, nơi những lời cầu nguyện và màn trình diễn đặc biệt của âm nhạc và múa truyền thống của Ấn Độ được tổ chức vào buổi tối.

Trung tâm của các lễ hội là tại Đền Sri Thandayuthapani tại Đường Tank mà ở đó, chín đêm đều vang lên âm thanh của các nghi lễ thờ cúng, khiêu vũ và ăn mừng. Một đám rước rực rỡ của các tín đồ Hindu - dẫn đầu là một con ngựa lấp lánh tuyệt đẹp – sẽ được tổ chức vào đêm thứ mười.

Theemidhi

Lễ hội đi trên lửa Theemidhi
Các tín đồ đang chuẩn bị than. Ảnh: TravelAndBeyond

Lễ hội đi bộ trên lửa nổi tiếng của Ấn Độ giáo này mang đến cho các tín đồ và khách du lịch nhiều sự thích thú. Vào tháng Mười, tại Đền Sri Mariamman ở trung tâm Khu Phố Tàu, những tín đồ Ấn Độ giáo này sẽ đi bộ qua một đoạn đường nóng bốn mét để tôn vinh lòng dũng cảm của nữ thần Draupadi. Họ hoàn thành lễ đi bộ trên lửa như một thử thách về sự bền bỉ và đức tin, kỳ diệu thay, bàn chân của họ không hề bị thương.

Lễ hội Thimithi kéo dài một ngày, bắt đầu lúc 2 giờ chiều, với lễ khởi hành đi trên lửa bắt đầu lúc 5 giờ chiều.

Deepavali

Lễ hội Deepavali
Ảnh: Shutterstock

Deepavali, ngày quan trọng nhất trong lịch của Ấn Độ giáo, diễn ra trong một ngày trong tháng Mười, và trong khu tộc người Ấn Độ tại Little India, trên thực tế, lễ hội kéo dài cả tháng Mười.

Deepavali là lễ hội của ánh sáng và đánh dấu sự thất bại của quỷ Narakasura dưới tay Chúa Khrishna. Mọi nơi trên thế giới, người Hindu ăn mừng ngày này, xem ngày này là ngày ánh sáng đã đánh bại bóng tối, và cái tốt chiến thắng cái ác. Nó đánh dấu một năm mới cho tín đồ Ấn Độ giáo và là một thời gian tuyệt vời để ăn mừng và đổi mới.

Trong thời gian này, Little India tưng bừng rộn ràng với các quầy hàng bên đường buổi tối, bùng nổ với âm nhạc và các dây đèn nhiều màu sắc. Người mua sắm đổ xô vào khu đường phố để tìm kiếm một sari vừa ý để mặc (Sari là một loại trang phục được yêu thích của phụ nữ Ấn Độ, có kích thước dao động từ 4-9m (cũng có khi dài tới 12 mét) dùng quấn quanh cơ thể theo nhiều phong cách khác nhau), hoặc để lắp đầy vào giỏ của mình với các loại thực phẩm và gia vị. Những căn nhà được thắp sáng bằng đèn dầu, các món ngọt và vòng hoa nhài được đặt lên bàn thờ tổ tiên.

Các đường phố và đền thờ của Little India được thắp sáng với các ngọn đèn dài và rực rỡ dọc theo các con phố và hình thành các cổng vòm và cổng vào các chợ đêm. Các đền Sri Veeramakaliamman, Sri Vadapathira Kaliammanand và Sri Srinivasa Perumal được tô điểm bằng ánh sáng trong khi toàn bộ con đường Serangoon được thắp sáng rực rỡ để chào đón năm mới.

Campbell Lane, trong khi đó, mang lên mình một lễ hội đường phố trong 21 ngày. Deepavali Festival Village có các quầy hàng bày bán các trang phục Ấn Độ, đồ trang sức, thực phẩm, đồ nội thất, nghệ thuật và thủ công. Mỗi buổi tối trừ ngày Chủ nhật, ngay cả với Deepavali, các nghệ sĩ trong và ngoài nước biểu diễn các bài hát và điệu múa từ miền Nam đến miền Bắc Ấn Độ.

THÁNG MƯỜI HAI

Singapore Marathon

Singapore Marathon
Đích đến của cuộc đua Marathon thường niên. Ảnh: justrunlah

Với lời kêu gọi tất cả những người đam mê với ma-ra-tông. Ma-ra-tông, một sự kiện thường niên trong sự kiện thể thao địa phương, có cả các vận động viên địa phương và quốc tế. Ma-ra-tông cho người tham gia địa phương cơ hội để chạy đua với các vận động viên ma-ra-tông dày dạn kinh nghiệm và tìm hiểu các điểm chạy ma-ra-tông tốt hơn. Hội đồng thể thao Singapore cũng tin rằng cuộc chạy đua ma-ra-tông là một trải nghiệm không chỉ về sức bền, mà còn là sự rèn luyện tinh thần của một người. Đối với những người yêu thích chạy bền, việc hoàn thành một cuộc đua ma-ra-tông là một mục tiêu tột bực.

Giáng Sinh

Người dân hứng thú với tuyết nhân tạo trong ngày lễ Giáng Sinh ở Singapore
Người dân hứng thú với tuyết nhân tạo trong ngày lễ Giáng Sinh ở Singapore. Ảnh: Honeykids Asia

Giáng sinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 12, là một dịp lễ lớn để ăn mừng tại Singapore. Tất cả các đồ trang trí Giáng Sinh truyền thống đều có ở đây – hát nhạc Giáng sinh, tụ tập vào buổi đêm, hang đá có trưng bày tượng chúa giáng sinh, cây thông nhấp nháy đèn và những món quà được gói kỹ càng.
Tất nhiên bạn sẽ không nhìn thấy tuyết ở đất nước nhiệt đới Singapore, nhưng không vấn đề gì - các trung tâm mua sắm được phun bằng "máy phun sương" và một số chỗ còn có máy làm tuyết đặc biệt khiến cho trẻ em rất thích thú. Bữa thưởng thức trà và bữa tối tại nhiều khách sạn vào thời điểm này sẽ có gà tây nhồi, bánh pudding và bánh ngọt.

Giáng sinh là khi các mạch mua sắm tại đường Orchard trở nên náo nhiệt nhất. Từ giữa tháng Mười một đến đầu tháng Giêng, đường phố được trang trí với các bảng hiệu quảng cáo điện tử, cây nhựa ruồi và chuông, vào ban đêm, con đường được thắp sáng bởi hàng ngàn ánh đèn rực rỡ. Các trung tâm mua sắm tổ chức biểu diễn chủ để Giáng sinh và nhóm hát đồng ca. Họ cũng tranh tài với nhau để xem ai sẽ mang danh hiệu Trang trí tòa nhà đẹp nhất hàng năm, vì vậy hãy để ý một số cửa hàng nằm ngoài mặt tiền và các cách trang trí ngoạn mục xung quanh các chủ đề khác nhau.

Đêm giao thừa

Pháo hoa rực rỡ trong đêm giao thừa ở Marina Bay - Singapore
Pháo hoa rực rỡ trong đêm giao thừa ở Marina Bay - Singapore. Ảnh: TripZilla

Đừng bỏ lỡ đêm tiệc lớn nhất nhé! Chào mừng năm mới tại Đài phun nước khổng lồ tại Thành phố Suntec, nơi tổ chức nhạc sống và khiêu vũ đường phố sẽ khiến bạn say mê cho đến tận những giờ sang hôm sau. Hoặc, nếu bạn thích bầu không khí bãi biển, hãy đến Đảo Sentosa, nơi sẽ khiến tâm trạng cảm thấy thoải mái và thưởng thức 1 ly margarita thanh mát.

Nếu bạn thích chào đón năm mới với những người thân yên của mình hơn là ở giữa đám đông khổng lồ - thì có vô số các quán bar, nhà hàng và khách sạn sẽ tổ chức các sự kiện đặc biệt đó cho bạn.