Nếu bạn đến thăm Nhật Bản vào dịp năm mới thì xin chúc mừng! Đây là một thời gian tuyệt vời để du lịch. Không giống như suy nghĩ thông thường rằng các ngày lễ thường được tổ chức giống nhau thì năm mới ở phương Tây là dịp để vui chơi còn ở Nhật Bản thì lại mang nhiều ý nghĩa biểu tượng hơn. Để biết về cách Nhật Bản tổ chức lễ mừng năm mới thì hãy xem qua các thông tin cơ bản sau.
Cách gọi năm mới trong tiếng Nhật
Ở Nhật Bản có hai cách gọi lễ mừng năm mới và ngày đầu tiên trong năm. Lễ mừng năm mới được gọi là shogatsu, và ngày đầu năm mới được gọi là gantan. Cũng giống như rất nhiều quốc gia, ngày 1 tháng 1 là ngày lễ quốc gia ở Nhật Bản. Tại Nhật Bản, năm mới không chỉ là một kỳ nghỉ mà còn được coi là ngày lễ quan trọng nhất. Lễ mừng năm mới tương tự như quy mô ngày lễ Phục sinh, Giáng sinh hoặc ngày độc lập ở các nước khác nhưng tất nhiên là có cách tổ chức khác nhau.
Nhật Bản kỷ niệm ngày lễ như thế nào
Phong tục ở Nhật là mọi người sẽ nói “akemashite-omedetou-gozaimasu”, hoặc “Chúc mừng năm mới” bất cứ khi nào họ gặp nhau lần đầu tiên trong ngày 1 tháng 1. Ngoài lời chào ra thì thức ăn cũng đóng vai trò lớn trong lễ kỷ niệm năm mới.
Người Nhật ăn những món đặc biệt gọi là osechi ryori trong lễ shogatsu. Chúng được gói trong hộp Jubako nhiều lớp. Mỗi món ăn đều có một ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ, ăn tôm với ý nghĩa cầu mong cuộc sống lâu dài, ăn trứng cá trích cho khả năng sinh sản và các loại thực phẩm vì các mong ước cụ thể khác. Người Nhật cũng ăn mochi (bánh gạo) như món ăn truyền thống trong năm mới. Zouni (súp bánh gạo) là món mochi phổ biến nhất. Các thành phần nguyên liệu làm zouni khác nhau tùy thuộc vào khu vực và gia đình.
Ở các nước phương Tây như Mỹ thì việc ăn các món ăn có ý nghĩa trong ngày năm mới cũng rất quan trọng nhưng thường không phổ biến. Ví dụ, ở miền Nam nước Mỹ, ăn đậu đen để may mắn và cải xanh cho sự giàu có. Những truyền thống ẩm thực này chỉ phổ biến ở một số vùng.
Tiền lì xì và phong tục
Theo truyền thống thì mọi người sẽ tặng tiền lì xì cho trẻ nhỏ trong lễ mừng năm mới. Đó được gọi là atoshidama. Nếu bạn đến thăm hỏi các gia đình dịp lễ năm mới thì nên chuẩn bị tiền lì xì sẵn trong thiệp.
Ngoài tiền lì xì thì việc đến chùa cầu nguyện cũng rất quan trọng. Mọi người thường cầu nguyện cho sự bình an, sức khỏe, may mắn. Lần đi chùa đầu tiên trong năm mới được gọi là hatsumoude. Hầu hết các ngôi chùa và đền thờ đều rất đông đúc trong khoảng thời gian này. Một số nơi có thể có đến vài triệu người trong dịp lễ năm mới mỗi năm.
Thời gian ngưng công việc
Hầu hết các doanh nghiệp ở Nhật Bản thường đóng cửa từ khoảng ngày 29 hoặc 30 tháng 12 đến ngày 3 hoặc ngày 4 tháng 1, tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh và lễ năm mới trúng ngày nào trong tuần. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, siêu thị và cửa hàng bách hóa vẫn mở cửa trong những ngày nghỉ Tết. Nhiều cửa hàng bách hóa hiện đang tổ chức các chương trình giảm giá đặc biệt vào ngày đầu năm mới, vì vậy nếu bạn đang ở Nhật Bản trong thời gian này, bạn có thể muốn mua sắm đó.