Thiên tai không những có thể tàn phá đời sống người dân, chính phủ và cả nền kinh tế, mà còn có thể tàn phá ngành du lịch nhiều khi là sinh kế duy nhất của một khu vực.
Rất ít thảm họa thiên nhiên gây nhiều chú ý của quốc tế như trận động đất lớn ở phía đông Nhật Bản ngày 11 tháng 3 năm 2011. Trận động đất 9,0 độ richter 130 km ngoài khơi trung tâm thành phố Sendai thuộc tỉnh Miyagi ở đông đảo Honshu, kéo theo sóng thần đã cướp đi 19.000 mạng người.
Trận động đất này cũng gây ra một sự cố hạt nhân lớn vì có bốn nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động tại thời điểm xảy ra động đất. Sóng thần gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở Fukushima Dalichi. Các khu làm mát xử lý nhiên liệu qua sử dụng bị ngập và bị vô hiệu hóa. Vùng dân cư xung quanh đã phải sơ tán. Nó cũng đặt mạng sống của những người cứu hộ đầu tiên tại nhà máy và nhiều nhân viên Fukushima trên bờ vực cái chết.
Ảnh hưởng đến du lịch toàn cầu
Ngành du lịch toàn cầu đã theo dõi chặt chẽ tác động lâu dài của các trận động đất, sóng thần và các vấn đề rò rỉ của lò phản ứng hạt nhân.
Ngay sau trận động đất, U.S. State Department (Bộ Ngoại giao Mỹ) đã ban hành một cảnh báo người Mỹ không được đi du lịch đến Nhật Bản trừ khi thực sự cần thiết.
Đối mặt với khủng hoảng quốc gia, người dân Nhật Bản cảm thấy có trách nhiệm với đất nước và cũng không đi đu lịch ra nước ngoài nữa. Đặc điểm văn hóa này cùng với lí do khiến họ phải ở trong nước đã làm ngành du lịch Nhật Bản sụt giảm đáng kể.
Khách du lịch Nhật Bản đến Hoa Kỳ chiếm thị phần hàng đầu trên thế giới. Khách du lịch đến Hawaii có gần 20% là từ Nhật Bản. Hawaii đã mất một lượng lớn đô la thu từ du lịch sau khi trận động đất xảy ra.
Hawaii cũng bị sóng thần đánh vào các hòn đảo do hậu quả của trận động đất. Four Seasons Hualalai và Kona Village Resort trên đảo Hawaii phải tạm thời đóng cửa sau cơn sóng thần. Đường bộ và bờ biển ở Maui và Oahu cũng bị thiệt hại. Tàu du lịch Pride of America cũng đã hủy các chuyến đến Kailua-Kona một thời gian.
International Air Transport Association (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế - IATA) cũng bị ảnh hưởng ở thị phần các chuyến bay cao cấp vì thị trường Nhật Bản chiếm từ 6 đến 7% tổng doanh số.
Ngành du lịch ở các quốc gia khác cũng sụt giảm gồm:
- Du lịch từ Thái Lan đến Nhật Bản và ngược lại
- Du lịch từ Ấn Độ đến Nhật Bản vì mục đích kinh doanh ở các công ty ô tô và kỹ thuật giảm đáng kể. Nhật Bản gần đây đã giới thiệu thị thực nhập cảnh nhiều lần cho người Ấn Độ có visa Mỹ, cùng các chương trình khuyến mãi tiếp thị và du lịch khác nhằm thúc đẩy doanh nghiệp du lịch Ấn Độ.
- New Zealand bị ảnh hưởng đáng kể vì Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của họ. New Zealand xuất khẩu nhiều sản phẩm bao gồm nhôm và cá sang Nhật Bản.
- Queensland, Úc cũng bị thiên tai. Khách du lịch Nhật đến Úc đã tăng 12% trước khi xảy ra động đất. Nhật Bản là nhóm khách du lịch đến Úc lớn thứ năm.
- Du lịch của Nepal cũng bị suy giảm vì người Nhật hủy chuyến.
- Indonesia cũng bị ảnh hưởng, lượng khách du lịch đến và đi từ Nhật giảm đáng kể.
Kinh tế và du lịch ở nhiều quốc gia khác cũng chịu ảnh từ sau trận động đất, sóng thần và sự sụt giảm ở Nhật Bản.
Phục hồi du lịch
Trong những năm sau trận động đất, ba quận Tohoku bị ảnh hưởng nhiều nhất là Miyagi, Iwate và Fukushima đã đưa ra một chiến lược tái phát triển kinh tế. Nó được gọi là “phục hồi du lịch”, mở các tour du lịch ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa.
Các tour du lịch phục vụ một mục đích kép. Vừa nhắc nhỏ mọi người về thảm họa vừa nâng cao ý thức phục hồi khu vực.
Các khu vực ven biển vẫn chưa được phục hồi xong. Nhưng điều đó có thể sớm thay đổi nhờ vào các công ty tư nhân và lực lượng chính phủ.