Nhật Bản có một thứ rất thú vị – thật ra thì không chỉ có một nhưng hôm nay chúng tôi chỉ nói tới một điều thôi. Cụ thể là địa hình chung không bằng phẳng và mật độ dân số rất lớn. Và mặc dù dân số Nhật Bản đang thu hẹp nhưng đất nước vẫn cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng mà cụ thể là sân bây. Vậy thì họ sẽ giải quyết như thế nào?
Giải pháp chắc chắn không phải là thu hồi đất như các nước Trung Quốc hay Ấn Độ đã từng thi hành một cách quyết liệt. Nhật Bản đã rút kinh nghiệm từ 40 năm trước trong quá trình xây dựng Narita Airpot (sân bay Narita) gần Tokyo, sân bay quốc tế đông nhất hiện nay. Người dân địa phương vẫn còn cố trụ ở một số diện tích đất trong quy hoạch có nghĩa là về mặt kỹ thuật thì sân bay vẫn chưa được hoàn thành.
Nhưng những kỹ sư Nhật Bản luôn rất nổi tiếng là dễ thương, kỳ lạ và được việc nên chiến lược xây dựng mới của đất nước này sẽ làm bạn phải ngạc nhiên. Họ đã tận dụng lợi thế biển vây quanh và chỉ đơn giản là xây sân bay trên biển. Sau khi đã xây dựng đảo nổi nhân tạo.
Sau đây là thông tin về những sân bay nổi đáng chú ý ở Nhật, và một vài nơi được áp dụng kỹ thuật tương tự. Bạn đã bao giờ đến những sân bay này chưa?
6Sân bay Osaka-Kansai
Osaka-Kansai International Airport (Sân bay quốc tế Osaka-Kansai) phục vụ khu vực bao gồm các thành phố du lịch trọng điểm của Kyoto và Nara, có lẽ là sân bay nổi nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Được lên kế hoạch vào năm 1980 ngay sau thất bại của sân bay Narita, sân bay Kansai hình thành sau hơn bảy năm xây dựng với bức tường biển gồm 48.000 khối bê tông và 21.000.000 mét khối đất chôn lấp để đảm bảo sân bay không chỉ nổi trên mặt nước mà còn chống chịu các trận động đất và bão dễ xảy ra ở Nhật Bản. Kết quả là đây trở thành sân bay đông thứ 5 Nhật Bản và là nơi có phòng chờ sân bay dài nhất được rất nhiều lời khen ngợi.
Kỹ thuật xây dựng tiên tiến này đã có thể chống lại thiên tai, cụ thể là trận động đất tàn phá rung chuyển gần Kobe vào năm 1995. Tin tốt nữa là mặc dù tốc độ chìm của sân bay nhanh hơn mức kỹ thuật dự đoán nhưng nó đã chậm lại vào những năm gần đây.
5Sân bay trung tâm Nagoya
Mặc dù Nagoya-Centrair (viết tắt của Central Japan International Airport – Sân bay quốc tế trung tâm Nhật Bản) là sân bay nổi thứ ba của Nhật Bản (xếp thứ hai trong một vài công trình), mở cửa năm 2005 là sân bay thành công nữa sau Osaka-Kansai. Nó phục vụ dân cư trung tâm Nhật Bản (“Chubu”) xung quanh thành phố Nagoya. Tính đến năm 2016, sân bay chỉ nhận các chuyến bay theo lịch trình từ Bắc Mỹ đến Nhật (ngoài Osaka).
Các kỹ sư Nhật Bản chắc chắn đã rút kinh nghiệm từ sân bay Kansai nên sân bay Centrair hầu như không có vấn đề kỹ thuật nào cản trở như các sân bay trước, và việc xây dựng nó giảm chi phí đáng kể.
4Sân bay Kobe
Kobe Airpot thậm chí còn được xây dựng dễ dàng hơn Osaka hay Nagoya, mặc dù điều này chủ yếu vì thực tế là nó được xây dựng 12 năm sau sân bay Osaka-Kansai và Kobe chỉ là một sân bay nhỏ phục vụ một số ít các điểm đến nội địa. Kobe là một phần của khu vực lớn Kansai, hành khách quốc tế có thể sử dụng mạng lưới đường sắt băng qua vịnh để đến sân bay Osaka-Kansai.
Kỹ thuật chống động đất ở Kobe Airpot là bản cải tiến của những gì đã thành công tại Osaka-Kansai Airpot. Và hi vọng là chúng ta sẽ không bao giờ cần kiểm chứng điều đó - thật khó để tưởng tượng bất kỳ cấu trúc nổi nào không chìm trong trường hợp như trận động đất Kobe năm 1995 lặp lại!
3Sân bay nổi ở Kyushu
Hòn đảo Kyushu là nơi có hai sân bay nổi của Nhật Bản: Nagasaki (đây là sân bay nổi thứ hai được xây dựng); và Kitakyushu, phục vụ một thành phố có nhiều điểm đến ở Nhật Bản.
Nagasaki Airpot là khác biệt nhất trong danh sách này, bởi vì đảo nhân tạo đã được xây dựng trước rồi sau này mới được xây sân bay. Kitakyushu Airpot thì lại giống như sân bay Kobe khai trương năm 2006 đều được xây dựng trên đảo nổi tự nhiên.
Cả hai sân bay nổi ở Kyushu đều có lưu lượng giao thông khá thấp. Dịch vụ theo lịch trình duy nhất của Kitakyushu là đến Tokyo và Nagoya, trong khi hành khách tại Nagasaki Airport có thể đi đến các thành phố quốc tế như Seoul và Thượng Hải và các thành phố trên khắp Nhật Bản.
2Sân bay nổi ở Nhật Bản trong tương lai
Nhật Bản còn rất nhiều vùng biển và các sân bay đông đúc nhất đang ngày càng quá tải. Điều này đặc biệt đúng ở Tokyo, với thực tế rằng Narita Airpot không bao giờ có thể được hoàn thành. Haneda Airpot (gần thành phố) đang được mở rộng trước Thế vận hội 2020 nhưng nó vẫn có mức độ phát triển giới hạn mà thôi.
Và không có gì ngạc nhiên khi ngày càng nhiều dự án sân bay nổi (đáng chú ý là “Megafloat” năm 2008) được đề xuất. Điều này đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp hơn các sân bay kể trên vì địa hình vịnh Tokyo dễ bị sóng thần và ở Nhật cũng không có những ngọn núi đủ cao.
1Sân bay nổi khác ngoài Nhật Bản
Ngoài Nhật Bản, sân bay nổi đáng chú ý nhất có lẽ là Sân bay Quốc tế Hồng Kông (Hong Kong International Airport), được khai trương vào năm 1998 để thay thế sân bay thành phố luôn tắc nghẽn của Hồng Kông (và ít nguy hiểm hơn cho phi công). Hồng Kông gặp ít thách thức kỹ thuật hơn đáng kể so với sân bay Kansai, vì đã được nghiên cứu và học hỏi từ những người xây dựng sân bay Kansai.
Cũng với sự phát triển của các sân bay nổi ngoài Nhật Bản thì bầu trời cũng là một giới hạn. Thậm chí có những ý tưởng đề xuất như xây dựng sân bay nổi để phục vụ các ga quá tải như New York và Luân Đôn.
Trên thực tế thì biển cũng có giới hạn. Mặc dù các sân bay như đã đề cập ở trên là sân bay nổi nhưng nó vẫn đang chìm xuống dần. Nếu như mực nước biển tiếp tục dâng như hiện nay thì vẫn cần phát triển các giải pháp khác như sân bay trên đảo.